Thận ứ nước có thể gặp ở bất cứ ai, bất kể già trẻ hay nam nữ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên thận và gây cho người bệnh nhiều đau đớn, khó chịu. Vậy thận ứ nước có nguy hiểm không, phòng tránh bằng cách nào? Hãy cùng Vacxinbenh.com tìm hiểu qua một số thông tin tham khảo dưới đây nhé !
Thận ứ nước là những tổn thương khiến cho thận bị giãn nở và sưng to hơn. Điều này dẫn tới tình trạng nước tiểu bị ứ đọng lại và thận bị tổn thương, suy giảm chức năng.
Bệnh được chia làm 2 dạng là thận ứ nước cấp tính và thận ứ nước mãn tính. Theo đó, cấp tính là tình trạng nước ứ được giải quyết nhanh chóng, giúp thận hết ứ nước và phục hồi chức năng trong khoảng thời gian ngắn (khoảng vài ngày). Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn mãn tính và kéo dài nhiều tuần, những tổn thương về chức năng thận là vĩnh viễn và không thể phục hồi.
Thực tế, ứ nước tiểu ở thận bản chất là do sự tắc nghẽn ở bất cứ phần nào thuộc đường tiết niệu. Ở trẻ em, điều này bắt nguồn từ việc niệu đạo bị hẹp. Ngoài ra, lỗ niệu quản bị bóp nghẹt cũng là nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn.
Đối với người lớn, những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến đó là do sỏi thận, phì đại, ung thư tuyến tiền liệt. Cùng với đó là những bệnh lý khác như ung thư bàng quang, buồng trứng hay tử cung…
Nếu bị sỏi nhỏ, nó có thể di chuyển từ thận xuống bàng quang. Nhưng nếu sỏi quá to, nó sẽ làm tắc nghẽn lỗ niệu quản khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại dẫn tới tình trạng thận ứ nước. Ngoài ra, các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu do ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt…Sẽ chèn ép và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu dẫn tới tình trạng thận bị giãn ra và ứ đọng nước.
Theo các bác sĩ, để trả lời câu hỏi thận ứ nước có nguy hiểm không, trước tiên cần căn cứ xem bệnh ở thể mãn tính hay cấp tính.
– Nếu thận bị ứ nước cấp tính: các biểu hiện của bệnh thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn như: đau bụng, đau lưng xuyên sang sườn, lan tới háng. Những cơn đau này có thể khiến cho người bệnh quằn quại hoặc phải cuộn người lại vì quá đau đớn. Ngoài ra, có thể kèm theo một số tình trạng khác như nôn, buồn nôn. Thậm chí, trong nước tiểu còn có thể dính lẫn máu.
– Còn nếu thận bị ứ nước mãn tính: triệu chứng của bệnh thường diễn tiến âm thầm hơn. Thông thường ở những trường hợp này, người bệnh sẽ thấy cơ thể mệt mỏi do rối loạn các chất điện giải như natri, kail…khiến cho nhịp tim bị rối loạn, cơ bắp co thắt. Tuy nhiên, về lâu dài, tình trạng bệnh mãn tính sẽ khiến cho thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, gây thương tổn cho cấu trúc tế bào thận. Và nguy hiểm hơn, thể bệnh này có thể biến chứng và gây suy thận.
Để phòng tránh thận ứ nước, cách tốt nhận là ngăn ngừa những nguy cơ gây ra các bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng này. Đó có thể là việc uống nhiều nước mỗi ngày. Đặc biệt là những loại nước có tác dụng lợi tiểu, tránh sự hình thành sỏi thận như: nước râu ngô, nước sắc kim tiền thảo, nước sắc bông mã đề.
Ngoài ra, cần phòng ngừa những tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng việc quan hệ tình dục chung thủy 1 vợ 1 chồng, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ, cần vệ sinh đúng cách, không thụt rửa sau, chỉ lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau…để hạn chế khả năng bị viêm nhiễm ngược dòng.
Còn nếu không may mắc bệnh, nên thăm khám tại các bệnh viện để được tìm ra nguyên nhân chính xác để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp như can thiệp bằng phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp câu hỏi thận ứ nước có nguy hiểm không và cách phòng tránh. Tin rằng với những chia sẻ về những căn bệnh thường gặp trên trang web của chúng tôi giúp bạn đọc đã có thêm những kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh này, qua đó bảo vệ sức khỏe một cách tốt hơn.
Nguyễn Văn Bình
Nguyễn Văn Bình sinh viên năm 2 Trường cao đẳng y tế Hà Nội chuyên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. hiện nay Văn Bình còn đang là biên tập viên chia sẻ những kỹ thuật xét nghiệm máu, quy trình xét nghiệm về các bệnh HIV, HPV, những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trên trang Vacxinbenh.com