Estrogen là gì: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bổ sung Estrogen giúp giảm triệu chứng vận mạch, teo hệ sinh dục, hạn chế gãy tỷ lệ gãy xương, tăng huyết áp. Ngoài ra, estrogen còn giúp tăng ham muốn tình dục, tăng trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer…Vậy estrogen là gì? Công dụng, có tác dụng phụ không 

Estrogen là gì?

Estrogen là nội tiết tố nữ, được tiết ra từ buồng trứng, là một loại hormone quan trọng trong cơ thể phụ nữ.

Estrogen đóng vai trò quan trọng, nếu cơ thể sản sinh không đủ hoặc ngưng trệ sẽ khiến chị em đối mặt những nguy hiểm. Ở phụ nữ tuổi sinh sản, thiếu hụt estrogen sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khó thụ thai, khô âm đạo hoặc thiếu sữa khi nuôi con.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, do buồng trứng, tử cung bị lão hóa. Sự thiếu hụt sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận, loãng xương, làn da nhăn nheo, dễ gặp vấn đề tâm lý, trầm cảm, suy giảm ham muốn tình dục.

nhung thong tin lien quan den thuoc estrogen

Bổ sung estrogen có công dụng gì?

Sự thiếu hụt estrogen đòi hỏi cơ thể chị em cần được bổ sung estrogen thay thế. Để nhằm giảm thiểu những nguy hiểm do thiếu hormone nữ gây ra, đó là liệu pháp hormone thay thế.

Công dụng bổ sung estrogen

– Giảm triệu chứng vận mạch, giảm triệu chứng ngoài da như sạm da, da nhăn nheo, giảm triệu chứng teo ở hệ niệu dục.

– Có lợi cho hệ thống xương, giảm hiện tượng tiêu xương, hạn chế nguy cơ gãy xương.

– Có lợi ích hệ tim mạch, hạn chế bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu…

– Bổ sung estrogen còn giúp chị em tăng ham muốn tình dục, tăng trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, estrogen còn được chỉ định trong hỗ trợ điều trị sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh, điều trị nam hóa ở phụ nữ, điều trị ung thư…

Liều dùng estrogen thay thế

Estrogen thay thế có dạng viên nén dùng để uống.

Liều dùng: 1 ngày 1 viên, có thể kèm hoặc không kèm ăn uống. Hoặc, có thể dùng mỗi ngày, đôi khi dùng theo chu kỳ.

Nếu sử dụng trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng ung thư thì dùng 3 lần/ngày. Do đó, chị em cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc dùng nhiều hơn chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng estrogen dạng tiêm tiêm 25mg vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, có thể lặp lại 6-12 giờ. Sau đó, bạn nên uống thuốc tránh thai đường uống liều thấp.

Khuyến cáo: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc estrogen thay thế.

Tác dụng phụ của thuốc estrogen

Nếu lạm dụng thuốc estrogen, chị em có thể đối mặt các tác dụng phụ như chảy máu âm đạo, buồn nôn, nôn mửa khó chịu. Cơ thể có sự thay đổi như mềm vú, tăng cân, tăng trữ dịch, đau đầu, trầm cảm.

Tự ý dùng estrogen thay thế có thể gây tử vong, vì liệu pháp thay thế độc lập ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, đây là 2 bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao.

Nhiều tài liệu chứng minh, lạm dụng liệu pháp bổ sung estrogen có thể tăng 26% nguy cơ mắc ung thư vú, 23% mắc bệnh tim mạch, 38% đột qụy và làm suy giảm trí nhớ.

Khi sử dụng estrogen liều cao, thuốc sẽ ức chế ngừng sản xuất estrogen trong cơ thể, từ đó trứng không phát triển,  không bám vào niêm mạc tử cung, ngăn cản sự thụ thai, gây vô sinh, ngưng bài tiết sữa.

Đối với nam giới, dùng với liều cao thì có thể gây teo tinh hoàn, ngưng sản xuất tinh trùng và teo cơ quan sinh dục. Nam giới có thể gặp các tác dụng phụ khác như căng ngực, đau đầu, tăng cân, chứng vú to và suy giảm tình dục…

Nhìn chung, tác dụng phụ của thuốc không phải ai cũng gặp phải, chỉ xảy ra khi các bạn lạm dụng thuốc quá nhiều, tự ý sử dụng không theo chỉ định, liều dùng không đúng lượng thuốc.

Những đối tượng không được sử dụng estrogen thay thế

– Những người có người thân là bà, mẹ, chị em bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

– Chị em chảy máu âm đạo bất thường, có khối u ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.

– Những người mắc bệnh gan mật, đang mang thai, mắc bệnh tiểu đường, mạch máu não hoặc tăng huyết áp thì tuyệt đối không được bổ sung estrogen.

Do đó, các trường hợp dùng estrogen bổ sung cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ, đồng thời theo dõi thường xuyên, nếu có bất thường cần liên hệ với bác sĩ kịp thời để khám và điều trị.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp ích cho các bạn, hiểu rõ hơn về  estrogen. Chúc bạn sức khỏe !

Tham Khảo: https://hibacsi.net

[addtoany]
Bs. Lê Phước Hoàng

Học bác sĩ đa khoa tại Đại học y - dược Huế, hiện đang làm việc ngay tại Bệnh viện đại học y - dược Huế khoa Cấp cứu

Bình luận của bạn