U nang bã nhờn là bệnh gì?

U nang bã nhờn là bệnh lí nếu như không được chữa trị có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng, bị ung thư da. Vậy u nang bã nhờn là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

u nang ba nhon la benh gi

U nang bã nhờn là bệnh gì?

U nang bã nhờn còn có tên gọi khác là u nang biểu bì, hoặc bệnh keratin. Đặc điểm nối bật nhất để nhận biết bệnh chính là các cục u nhỏ, cứng, mọc ở bên dưới lớp da.

U nang bã nhờn thường mọc ở các vị trí như mặt, đầu, cổ, lưng, thậm chí là cơ quan sinh dục. Các u này lúc nhỏ không gây đau đớn cho người bệnh nhưng lại gây mất tính thẩm mỹ.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh u nang bã nhờn

Các bạn có thể nhận biết mình có bị bệnh u nang bã nhờn qua các dấu hiệu triệu chứng của bệnh sau đây:

  • Ở một số vị trí trên cơ thể như mặt, lưng, cổ,….sẽ xuất hiện các u nang nhỏ có màu nâu nhạt, màu vàng.
  • Tại trung tâm của các u nang sẽ xuất hiện nhân mụn đầu đen nhỏ xíu
  • Khi bị viêm, bị nhiễm trùng các u nang sẽ chuyển sang màu đỏ, kèm theo đó là hiện tượng đau và sưng.
  • Bên trong các u nang có chứa các chất đặc , màu vàng, kèm theo đó là mùi hôi
  • Kích thước của các u nang dao động từ 0,6- 5 cm

U nang bã nhờn do đâu?

Sự tích tụ của keratin chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị u nang bã nhờn.

Trong da của mỗi người đều chứa 1 loại protein và keratin là một protein tự nhiên đó.

Khi nang lông bị phá vỡ hoặc chất protein dưới da bị mắc kẹt sẽ khiến u nang biểu bì phát triển.

U nang này thường xuất hiện ở những người bị chấn thương ở da, bị nhiễm trùng HPV, bị mụn trứng cá hoặc da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

 U nang bã nhờn có nguy hiểm không?

U nang bã nhờn không đe dọa đến tính mạng. Nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Các u nang nếu như không được điều trị có thể sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng:

  • Bị viêm
  • U nang bị vỡ
  • Người bệnh bị nhiễm trùng
  • Có thể bị áp xe, bị ung thư da, viêm da

Chữa u nang bã nhờn như thế nào?

Sinh hoạt thường ngày của bạn bị ảnh hưởng, bạn muốn điều trị dứt điểm u nang bã nhờn của mình. Ngay khi bản thân có các triệu chứng của bệnh nêu trên. Các bạn hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hiện nay, bệnh u nang bã nhờn đang được điều trị theo các cách sau đây:

Chữa u nang bã nhờn bằng thuốc

Các loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong điều trị u nang bã nhờn là các loại thuốc kháng sinh. Công dụng của thuốc là chống viêm và giảm sưng

Rạch và thoát nước u nang bã nhờn

Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân bị u nang to. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên khoa đã được vô trùng vô khuẩn để cắt các u nang, ép các chất bã nhờn trên da ra bên ngoài.

Với phương pháp này, bệnh u nang bã nhườn vẫn có khả năng bị tái phát trở lại.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp khá phức tạp. Với phương pháp này khả năng tái phát của bệnh thấp. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật để cắt bỏ các khối u nang, người bệnh bắt buộc phải quay lại bệnh viện để được bác sĩ cắt chỉ.

Phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các u nang biểu bì.

Chữa u nang bã nhờn bằng laser carbon dioxide

Phương pháp điều trị u nang bã nhờn này cho hiệu quả trị bệnh tương đối cao, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng phương pháp này khá lớn.

Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, khi bị u nang bã nhờn, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.

Biện pháp phòng tránh bệnh u nang bã nhờn tái phát

Để bệnh không bị tái phát trở lại sau khi điều trị. Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lí, khoa học
  • Vệ sinh da sạch sẽ, nhất là khu vực đã từng bị u nang
  • Khi có dấu hiệu của bệnh tái phát, các bạn không nên dùng tay để nặn
  • Sau khi điều trị bệnh, các khối u nang đã được gỡ bỏ. Người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc
  • Cần tái khám theo định kỳ.

Hy vọng rằng qua những thông tin chia sẻ xung quanh vấn đề “u bã nhờn là bệnh gì” ở trên giúp ích cho chị em. Chúc chị em sức khỏe!

[addtoany]
Bình luận của bạn