Nhiều người coi việc từ bỏ hút thuốc lá như một cơn ác mộng, họ có thể nhịn ăn nhưng không thể từ bỏ “thuốc lá”. Chính là bởi chất nicotine trong thuốc lá, có khả năng gây nghiện giống như heroin hoặc cocaine. Triệu chứng này được gọi là “nghiện thuốc lá”. Những ai đang gặp phải tình trạng này hãy đọc bài chia sẻ để biết hậu quả khôn lường do nghiện thuốc lá gây ra cho bạn và người thân nhé
Theo tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá là “thủ phạm” giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm trên thế giới. Việt Nam là nước có tỉ lệ người hút thuốc lá nhiều nhất, đặc biệt ở nam giới khoảng 45%. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 40.000 người bị tử vong do thuốc lá gây ra và có rất nhiều người bị nghiện thuốc ở giai đoạn nặng
Trong thuốc lá có chứa chất nicotine, có khả năng gây nghiện tương tự heroin hoặc cocaine. Theo thời gian, người hút thuốc lá sẽ phụ thuộc vào thuốc lá để giải tỏa áp lực tâm lý, công việc, vì họ đã nghiện thuốc lá.
Khi đã nghiện thuốc lá, việc cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn và dễ tái nghiện. Việc đưa ra những cảnh báo, số liệu thống kê người chết do thuốc lá cũng phần nào tác động đến suy nghĩ, từ đó cưỡng lại cảm giác thèm thuốc.
Biểu hiện đầu tiên của người nghiện thuốc lá là hút rất nhiều thuốc, hút bất kỳ khi nào thèm mà không kiểm soát một ngày hút bao nhiêu điếu thuốc. Người thường xuyên hút thuốc lá thường có hơi thở có mùi thuốc lá, tùy mức độ nhiều ít khác nhau.
Dưới đây là những biểu hiện của người nghiện thuốc lá:
– Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng tăng, thậm chí tính theo đơn vị gói thuốc.
– Khi thiếu thuốc sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bực, cáu gắt…và những khó chịu sẽ mất đi khi hút thuốc.
– Từng muốn thử cai nghiện thuốc lá nhưng không thành công.
– Dành nhiều thời gian để tìm kiếm loại thuốc lá và hút thuốc.
– Vẫn tiếp tục hút thuốc lá dù biết được những tác hại nguy hiểm, trong đó có viêm phổi, ung thư phổi, bệnh tim mạch…gây tử vong.
Hậu quả nguy hiểm nhất do thuốc lá gây ra là ung thư phổi. Các hóa chất trong thuốc lá gây tổn thương tế bào trong phổi, từ đó biến chứng ung thư phổi. Theo thống kê, ung thư phổi có 90% nguyên nhân do thuốc lá gây ra. Người hút thuốc lá có thể bị ung thư phổi cao hơn so với người bình thường khoảng 15 lần.
Ngoài ung thư phổi, người nghiện thuốc lá còn nguy cơ mắc các bệnh ung thư miệng, bàng quang, thận, ung thư vú, ung thư cổ tử cung… Xem thêm: 10 dấu hiệu ung thư vòm họng ở nam giới
Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do chất độc trong thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khiến cholesterol “xấu” bám vào thành mạch, từ đó hình thành xơ vữa động mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Nam giới nghiện thuốc lá có tỉ lệ bất lực cao hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu, trong độ tuổi 40-80 tuổi, những người hút thuốc lá hầu như đều bị rối loạn cương dương.
Những người hút thuốc lá thường bị lão hóa sớm. Do sự thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến da bị tổn thương, bị nhão, nhăn nheo.
Hút thuốc lá nhiều sẽ gây răng ố vàng, khiến hơi thở miệng có mùi hôi khó chịu.
Người hút thuốc lá, nhất là nghiện thuốc lá dễ bị loãng xương, do chất độc trong thuốc lá cản trở sự tạo tế bào xương. Chất độc này còn gây rối loạn hormone estrogen cần thiết để duy trì sự chắc khỏe của xương.
Nhiều chứng minh cho thấy mối liên hệ giữa thuốc lá và tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Chị em hút thuốc thường bị mãn kinh sớm hơn 1 năm so với bình thường.
Theo thống kê, trên thế giới, trong tổng số 7 triệu người chết do thuốc lá, thì mỗi năm có hơn 600.000 người tử vong do hút thuốc thụ động. Nhất là trẻ em, đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn, viêm tai giữa do bố hoặc mẹ hút thuốc khi gần con.
Những người nghiện thuốc lá thường khó cai, nếu cai được thì tỉ lệ tái nghiện khá cao do thói quen quá phụ thuộc vào thuốc lá. Thậm chí, thời gian tái nghiện có thể chỉ sau vài tháng, nửa năm hay vài năm khi cai nghiện thuốc lá thành công. Do đó, để ngăn ngừa những hậu quả của thuốc lá gây ra, các bạn cần tránh xa “kẻ giết người” nguy hiểm, nhất là ngăn ngừa hút thuốc thụ động.
[addtoany]
Bs. Lê Phước Hoàng
Học bác sĩ đa khoa tại Đại học y - dược Huế, hiện đang làm việc ngay tại Bệnh viện đại học y - dược Huế khoa Cấp cứu